Thực phẩm nhập khẩu tại thị trường Việt Nam được mọi người sử dụng rất nhiều. Do đó để đảm bảo được chất lượng sản phẩm tốt nhất, các doanh nghiệp cần tiến hành tự công bố thực phẩm nhập khẩu trước khi lưu hành trên thị trường.
Cơ sở pháp lí:
- Luật An toàn thực phẩm 2012;
- Nghị định 38/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật An toàn thực phẩm;
- Thông tư 19/2012/TT-BYT hướng dẫn việc công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm;
- Thông tư 43/2014/TT-BYT quy định về quản lý thực phẩm chức năng;
- Nghị định 47/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa.
Quy trình thực hiện tự công bố thực phẩm nhập khẩu:
Hồ sơ công bố bao gồm:
- Bản công bố hợp quy/phù hợp quy định an toàn thực phẩm;
- Bản thông tin chi tiết sản phẩm;
- Giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc giấy chứng nhận y tế hoặc tương đương;
- Kết quả kiểm nghiệm trong vòng 12 tháng có đủ chỉ tiêu theo quy định;
- Kế hoạch giám sát định kỳ;
- Mẫu nhãn sản phẩm lưu hành tại nước xuất xứ;
- Nội dung nhãn phụ sản phẩm;
- Mẫu sản phẩm;
- Giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
- Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương;
Cơ quan tiếp nhận: Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế;
Thời hạn phiếu công bố thực phẩm nhập khẩu:
- 5 năm với phiếu công bố HACCP và ISO 22000;
- 3 năm đối với phiếu công bố không có chứng chỉ trên.
Dịch vụ tự công bố thực phẩm nhập khẩu của Oceanlaw:
- Tư vấn miễn phí các vấn đề pháp lý liên quan đến công bố tiêu chuẩn thực phẩm;
- Tư vấn chuẩn bị hồ sơ, thông tin để hoàn thiện hồ sơ công bố;
- Soạn thảo hồ sơ có liên quan;
- Thay mặt doanh nghiệp hoàn tất các thủ tục Công bố tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
- Theo dõi tiến độ và xử lí các vấn đề xảy ra trong qua trình công bố.
Xem thêm: Tự công bố chất lượng bánh gao nhập khẩu cho trẻ nhỏ