Xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm ở đâu?

0
2206
Xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm tại oceanlaw

An toàn vệ sinh thực phẩm đang là vấn đề nhức nhối của xã hội. Ngày ngày có rất nhiều thông tin sản phẩm rau nhiễm thuốc sâu, lợn tăng trọng, thực phẩm bẩn tràn lan ngoài thị trường. Thực tế, nhà nước có quản lý chặt chẽ vấn đề này.

Cụ thể: Trước khi sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thực phẩm cần xin Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm.

Tuy nhiên do nhiều tổ chức, cá nhân không biết làm thủ tục xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm ở đâu? hoặc cố tình không thực hiện thủ tục xin phép. Sau đây, Oceanlaw xin cung cấp một số thông tin về cách thức thực hiện thủ tục xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm . Hy vọng cung cấp thông tin hữu ích cho bạn, góp phần đẩy lùi vấn nạn thực phẩm hiện nay.

Các ngành nghề phải xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

  • Cơ sở kinh doanh, dịch vụ, phục vụ ăn uống cố định” là bất cứ một gian nhà, toà nhà nằm trong mặt phố, dùng để kinh doanh thực phẩm được chia làm hai loại: cơ sở dịch vụ ăn uống và cơ sở bán thực phẩm.
  • “Cơ sở dịch vụ ăn uống” là các cơ sở chế biến, xử lý thực phẩm để bán cho khách ăn uống ngay tại chỗ.
  • “Cơ sở bán thực phẩm” là các cơ sở chỉ để bán thực phẩm (còn gọi là cửa hàng thực phẩm) không có dịch vụ ăn uống tại chỗ.
  • “Cửa hàng ăn” hay còn gọi là tiệm ăn là các cơ sở dịch vụ ăn uống cố định tại chỗ bảo đảm cùng lúc cho số lượng người ăn khoảng dưới 50 người (cửa hàng cơm bình dân, phở, bún, miến, cháo…).
  • “Nhà hàng ăn uống” là các cơ sở ăn uống, thường có từ 50 người ăn đồng thời một lúc.
  • “Quán ăn” là các cơ sở ăn uống nhỏ, thường chỉ có một vài nhân viên phục vụ, có tính bán cơ động, thường được bố trí ở dọc đường, trên hè phố, những nơi công cộng.
  • “Căn tin” là cơ sở bán quà bánh, hàng điểm tâm giải khát và ăn uống trong tập thể nội bộ cơ quan.
  • ”Chợ” là nơi để mọi người đến mua, bán theo những ngày, buổi nhất định.
  • “Nhà ăn tập thể hay bếp ăn tập thể” là nhà dùng làm chỗ ăn uống cho tập thể, bao gồm cả chế biến, nấu nướng tại chỗ.
  • “Siêu thị” là các cửa hàng rất lớn, bán thực phẩm và hàng hoá đủ loại.
  • “Hội chợ” là nơi tổ chức trưng bày, giới thiệu, thi, đánh giá chất lượng hàng hoá.

Đối tượng không thuộc đối tượng cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm:

Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai và bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y Tế bao gồm:

  • Cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng ban đầu nhỏ lẻ.
  • Cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ không có yêu cầu bảo quản sản phẩm đặc biệt.
  • Cơ sở bán hàng rong.
  • Cơ sở kinh doanh bao gói sẵn không yêu cầu điều kiện bảo quản đặc biệt.
  • Cơ sở kinh doanh bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.

Xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm ở đâu?

Xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm ở đâu?

Cách 1: Soạn thảo hồ sơ và nộp trực tiếp tại Chi cục hoặc Cục  vệ sinh an toàn thực phẩm có thẩm quyền
Cách 2: Thông qua đại diện công ty luật Oceanlaw

Địa chỉ: Tầng 8, Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, TP.Hà Nội
Điện thoại: (024) 3795 7776 – (024) 3795 7779
Email: luatsu@oceanlaw.vn

Với nỗ lực mang lại dịch vụ có chất lượng tốt nhất, hiệu quả nhất bằng sự chuyên nghiệp của đội ngũ luật sư tư vấn giàu kinh nghiệm của mình, Oceanlaw xây dựng quy trình tư vấn làm giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cụ thể gồm các bước sau:

  1. Bước 1: Khảo sát sơ bộ về cơ sở vật chất, tính pháp lý của các giấy tờ mà khách hàng hiện có.
  2. Bước 2: Tư vấn miễn phí về các vấn đề liên quan tới việc xin giấy phép an toàn thực phẩm của khách hàng. Cụ thể gồm:
    • Phân tích, đánh giá tính hợp pháp, sự phù hợp của các yêu cầu liên quan tới việc xin giấy phép chứng nhận đủ điều kiện  vệ sinh an toàn thực phẩm do khách hàng đề xuất.
    • Tư vấn các điều kiện cần đáp ứng và các thủ tục cần làm để có thể được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
    • Tư vấn việc chuẩn bị các giấy tờ, tài liệu cần thiết để làm hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an toàn thực phẩm.
    • Tư vấn về các vấn đề có liên quan khác.
      Mẫu giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm của Bộ y tế.
  1. Bước 3: Ký hợp đồng với khách hàng
  2. Bước 4: Tư vấn cho khách hàng để khắc phục những tồn tại của cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ để sản xuất, kinh doanh thực phẩm như: quy trình chế biến, sản xuất nhóm thực phẩm hoặc một thực phẩm đặc thù, các điều kiện về hệ thống xử lý chất thải, kho chứa, điều kiện về trần, tường, nền,…
  3. Bước 5: Tư vấn và kết hợp với khách hàng để hoàn thiện các giấy tờ hành chính như: sổ theo dõi nguyên liệu đầu vào, sổ theo dõi việc chế biến, sổ lưu mẫu,…
  4. Bước 6: Giới thiệu các lớp học tập huấn về kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm cho chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm để được nhận giấy chứng nhận tập huấn an toàn vệ sinh thực phẩm.
  5. Bước 7: Tư vấn về thực hiện khám sức khỏe cho chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
  6. Bước 8: Xây dựng và hoàn thiện Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về  vệ sinh an toàn thực phẩm cho khách hàng.
  7. Bước 9: Đại diện khách hàng lên nộp Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm.
  8. Bước 10: Hỗ trợ đón tiếp đoàn thẩm định.
  9. Bước 11: Theo dõi Hồ sơ và thông báo kết quả thẩm định Hồ sơ cho khách hàng.
  10. Bước 12: Đại diện khách hàng đi nhận Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an toàn thực phẩm hoặc tư vấn khiếu nại cấp giấy chứng nhận (nếu có).

Lời kết

Mong rằng với những thông tin trên đã phần nào giải đáp được thắc mắc các bạn về cách thức cũng như nơi làm thủ tục xin giấy phép vệ sinh vệ sinh an toàn thực phẩm. Bạn có thể liên hệ với Oceanlaw để được tư vấn thêm qua hotline: 0904 445 449.