Phân loại mỹ phẩm để tránh những thủ tục rườm rà trước khi làm thủ tục quảng cáo mỹ phẩm, công bố mỹ phẩm nhập khẩu hay sản xuất trong nước.
Quy định pháp lý:
- Thông tư 06/2011/TT-BYT của Bộ Y tế quy định về quản lý mỹ phẩm ngày 25 tháng 01 năm 2011;
- Công văn số 1609/QLD-MP Hướng dẫn phân loại mỹ phẩm, công bố tính năng mỹ phẩm;
- Hiệp định về hệ thống hòa hợp ASEAN trong quản lý Mỹ phẩm.
Mỹ phẩm là gì?
Mỹ phẩm là những sản phẩm tiếp xúc trực tiếp bên ngoài với một số bộ phận trên cơ thể nhằm mục đích có thể làm sạch, điều mùi, đảm bảo cơ thể luôn luôn trong điều kiện được bảo vệ.
Cách phân loại mỹ phẩm:
1. Đặc tính sản phẩm mỹ phẩm:
- Đặc tính của mỹ phẩm là tạo nên các ảnh hưởng/hiệu quả không vĩnh viễn và cần phải sử dụng thường xuyên để duy trì hiệu quả;
- Một số sản phẩm không được phân loại là mỹ phẩm: các sản phẩm điều chỉnh vĩnh viễn, phục hồi hoặc làm thay đổi chức năng cơ thể bằng cơ chế miễn dịch, trao đổi chất hoặc cơ chế dược lý không được phân loại là mỹ phẩm.
2. Tính năng và mục đích của sản phẩm mỹ phẩm:
- Công bố tính năng sản phẩm mỹ phẩm cần đáp ứng đủ những tiêu chí hướng dẫn của ASEAN về công bố tính năng sản phẩm mỹ phẩm;
- Các từ mang ý nghĩa chữa cho khỏi như “trị”, “điều trị”, “chữa trị” không được chấp nhận trong việc công bố tính năng cũng như đặt tên sản phẩm mỹ phẩm;
- Sản phẩm có mục đích sử dụng khử trùng, khử khuẩn, kháng khuẩn,chỉ được chấp nhận phù hợp với tính năng sản phẩm mỹ phẩm nếu được công bố là công dụng thứ hai của sản phẩm.
Sản phẩm chứa những thành phần sau không được coi là mỹ phẩm:
- Sản phẩm chứa các chất sử dụng vượt quá mức tối đa cho phép dùng trong mỹ phẩm. ví dụ: sử dụng resorcinol để dùng trong các sản phẩm nhuộm tóc với tỷ lệ > 5% là vi phạm, không được coi là mỹ phẩm;
- Các sản phẩm có chứa dược chất hoặc có tác dụng đặc biệt;
- Sản phẩm chống muỗi, nước hoa xịt phòng, nước xả vải, nước tẩy bồn cầu, dung dịch ô xi già, cồn sát trùng 70, cồn 90, sản phẩm làm sạch răng giả không tiếp xúc với khoang miệng, lông mi giả, dung dịch vệ sinh mắt/mũi/tai, sản phẩm làm sạch vết thương.
Thành phần hồ sơ công bố mỹ phẩm:
- Bản công bố sản phẩm (áp dụng theo mẫu nghị định 15/2018 NĐ-CP);
- Giấy phép đăng ký kinh doanh có ghi rõ ngành nghề kinh doanh mỹ phẩm;
- Giấy ủy quyền của nhà sản xuất (bản dịch hoặc bản song ngữ được hợp pháp hóa lãnh sự);
- Phiếu kiểm nghiệm sản phẩm có thời hạn 12 tháng sử dụng;
- Bảng chi tiết sản phẩm (công thức, thành phần…tạo nên công dụng của sản phẩm);
- Mẫu sản phẩm;
- Nhãn hoặc hình ảnh nhãn sản phẩm mỹ phẩm.
>> Tham khảo thêm: Điều kiện kinh doanh mỹ phẩm tại thị trường Việt Nam