Điều kiện kinh doanh mỹ phẩm tại thị trường Việt Nam.

0
975
dang-ky-kinh-doanh-my-pham
dang-ky-kinh-doanh-my-pham

Điều kiện kinh doanh mỹ phẩm đầu tiên mà doanh nghiệp cần đáp ứng đầy đủ những thủ tục pháp lí theo quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp còn chưa nắm rõ được yêu cầu điều kiện, bài viết chia sẻ dưới đây sẽ giúp quý công ty giải đáp được những thắc mắc.

Ai được đăng kí kinh doanh mỹ phẩm hợp pháp.

Các cá nhân, tổ chức không thuộc quy định tại điều 13 luật doanh nghiệp đều được phép thành lập công ty hoạt động trong lĩnh vực mỹ phẩm nhập khẩu.

Đăng ký thành lập doanh nghiệp trước khi thực hiện hoạt động kinh doanh mỹ phẩm

Khi muốn lưu hành sản phẩm mỹ phẩm, công ty cần thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh và công bố mỹ phẩm trước khi tiến hành kinh doanh, đây chính là một trong những điều kiện kinh doanh mỹ phẩm cần thiết mà doanh nghiệp nào cũng phải thực hiện.

  • Theo quy định của Luật doanh nghiệp, tên công ty không được trùng lẫn hoặc gây nhầm lẫn với các doanh nghiệp khác
  • Giấy phép kinh doanh có mã ngành 4649 ghi rõ ngành nghề kinh doanh:
  • Giám đốc, người đại diện theo quy định của pháp luật không thuộc đối tượng bị hạn chế đăng ký kinh doanh hoặc bị cấm đăng ký kinh doanh
  • Nếu địa điểm chứa hàng không là trụ sở chính công ty thì công ty phải thực hiện bổ sung địa điểm kho hàng vào giấy phép kinh doanh sau khi hoàn tất thủ tục thành lập công ty.
  •  

Đưa mỹ phẩm nhập khẩu vào Việt Nam được hợp pháp hóa.

Căn cứ điều 35 Thông tư 06/2011/TT-BYT quy định về Nhập khẩu mỹ phẩm, theo đó, mỹ phẩm muốn nhập khẩu vào Việt Nam thì cần đáp ứng các điều kiện sau:

  • Các sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu đã được Cục Quản lý dược – Bộ Y tế cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm còn hiệu lực được phép nhập khẩu vào Việt Nam.
  • Thủ tục nhập khẩu thực hiện tại cơ quan Hải quan theo quy định hiện hành.
  • Khi làm thủ tục nhập khẩu, doanh nghiệp xuất trình với cơ quan Hải quan Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đã được Cục Quản lý dược – Bộ Y tế cấp số tiếp nhận.
  • Nhãn hiệu mỹ phẩm không trùng lẫn với nhãn hiệu đã được bảo hộ độc quyền tại Việt Nam.
  • Mỹ phẩm lưu hành phải được dán nhãn hiệu đúng như hồ sơ công bố gửi tới Bộ y tế và không được sang chiết, thay đổi vỏ hộp.
  • Tổ chức, cá nhân nhập khẩu mỹ phẩm để nghiên cứu, kiểm nghiệm phải gửi đơn hàng nhập khẩu mỹ phẩm dùng cho nghiên cứu, kiểm nghiệm tới Cục Quản lý dược – Bộ Y tế (Phụ lục số 14-MP).
  • Số lượng tối đa cho mỗi sản phẩm là 10 mẫu.
  • Đơn hàng nhập khẩu mỹ phẩm dùng cho nghiên cứu, kiểm nghiệm được làm thành 03 bản. Sau khi được phê duyệt, 02 bản được lưu tại Cục Quản lý dược, 01 bản gửi đơn vị.
  • Bản gửi đơn vị có đóng dấu “Bản gửi doanh nghiệp” để trình cơ quan Hải quan khi làm thủ tục thông quan.
  • Các sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu để nghiên cứu, kiểm nghiệm phải được sử dụng đúng mục đích, không được phép đưa ra lưu thông trên thị trường.