Do hiện nay có rất nhiều vi phạm về lĩnh vực quảng cáo, khi không làm hồ sơ xin giấy phép quảng cáo, hay làm ảnh hưỡng đến mỹ quan đô thị. Vậy vi phạm khi không có giấy phép quảng cáo mức phạt sẽ là bao nhiêu. Sau đây Oceanlaw thông báo mức phạt khi không xin giấy phép quảng cáo như sau :
Mức phạt từ 500.000 cho đến 3.000.000 đồng :
- Đối với mỗi bằng – rôn quảng cáo mà không có giấy phép bị phạt từ 500.000 đồng cho đến 1.000.000 đồng;
- Quảng cáo bằng thùng hàng có diện tích 0,5 m2 trở lên được gắn trên mỗi xe máy không có giấy phép thì bị phạt từ 1.000.000 đến 3.000.000 đồng;
- Khi băng – rôn đã hết thời gian quảng cáo mà không gia hạn quảng cáo hoặc không gỡ quảng cáo thì bị phạt từ 1.000.000 đến 3.000.000 đồng;
- Trên áp phích quảng cáo không có tên người xuất bản, địa chỉ cơ sở thì bị phạt từ 1.000.000 đến 3.000.000 đồng;
- Mẫu quảng cáo vượt quá kích thước đã đăng ký thì cứ mỗi m2 bị phạt từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng;
Những trường hợp bị phạt từ 2.000.000 đến 5.000.000 đồng :
- Tổ chức, cá nhân xin giấy phép quảng cáo mà không ghi số giấy phép, thời hạn giấy phép, quảng cáo trên bảng, biển hay hình thức quảng cáo khác;
- Quảng cáo bảng, biển, hộp đèn, vậy tự phát quang, vật thể trên không, dưới nước mà không có giấy phép quảng cáo;
- Phương tiện giao thông quảng cáo vượt quá mức quy định;
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện ở tỉnh, thành phố khác mà không thông báo cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nơi đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện.
Những trường hợp bị phạt từ 5.000.000 đến 10.000.000 đồng :
- Quảng cáo trong lĩnh vực y tế tại khoản 4 Điều 17 Nghị định số 24/2003/NĐ-CP;
- Quảng cáo trong lĩnh vực nông nghiệp tại khoản 6 Điều 17 Nghị định số 24/2003/NĐ-CP;
- Quảng cáo bảng, biển đã hết thời gian quảng cáo;
- Quảng cáo trên phương tiện giao thông, vật di động mà không có giấy phép quảng cáo;
- Nhà nước chưa cho phép lưu hành sản phẩm như phim, băng đĩa, đĩa ca nhạc, sân khấu;
- Tự chuyển nhượng giấy phép quảng cáo;
- Những sản phẩm dịch vụ tự quảng cáo trên truyền hình… mà không gửi mẫu quảng cáo lên Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch sở tại theo quy định.
Những trường hợp bị phạt từ 10.000.000 đến 20.000.000 đồng :
- Quảng cáo có diện tích từ 40 m2 trở lên như treo, dựng, đặt, gắn bẳng, biển quảng cáo mà không có giấy phép quảng cáo;
- Văn phòng đại diện, chi nhánh của tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo có thay đổi về tên gọi, quốc tịch, họ tên người đại diện, số người nước ngoài làm việc tại văn phòng đại diện, chi nhánh, nội dung hoạt động, địa điểm đặt trụ sở của văn phòng đại diện, chi nhánh mà không thông báo cho cơ quan cấp phép biết.
- Quảng cáo cho hoạt động mà theo quy định phải có giấy phép nhưng chưa được cấp giấy phép đã quảng cáo.
Tham khảo thêm bài viết: Ô tô cá nhân có phải xin giấy phép quảng cáo không?
Những trường hợp bị phạt từ 10.000.000 đến 30.000.000 đồng
Quảng cáo dùng nhãn hiệu, thể hiện dưới hình thức để quảng cáo, dịch vụ đã bị cấm quảng cáo;
Những trường hợp bị phạt từ 30.000.000 đến 40.000.000 đồng
- Khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép cá nhân , tổ chức nước ngoài thực hiện kinh doanh dịch vụ quảng cáo hay thực hiện quảng cáo ở Việt Nam;
- Văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam mà kinh doanh quảng cáo hết thời hạn mà vẫn tiếp tục hoạt động ;
Thế nào thị bị phạt bổ sung :
- Trực tiếp tịch thu tang vật khi đang thực hiện hành vi; quy định tại khoản 1, điểm a khoản 2, điểm đ khoản 5, điểm a khoản 6, khoản 7 Điều này;
- Tước giấy phép hoạt động không thời hạn đối hành vi được quy định tại điểm e khoản 5;
Khắc phục hậu quả :
- Cá nhân, tổ chức tự động tháo dỡ quảng cáo;
- Buộc ghi đủ thông tin trên bảng, biển quảng cáo đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 4 Điều này.
Nếu khách hàng có nhu cầu xin giấy phép quảng cáo liên hệ ngay đến văn phòng luật Oceanlaw để được tư vấn giải đáp. Chúng tôi cung cấp dịch vụ xin giấy phép tốt, nhanh nhất. Đảm bảo trong thời gian ngắn nhất.
xin giấy phép quảng cáo thiết bị y tế