Quy trình kiểm tra về chất lượng mỹ phẩm

0
3120
Kiểm tra nhà nước về chất lượng mỹ phẩm – Mỹ phẩm đang mà sản phẩm mà được nhiều cơ sở kinh doanh buôn bán, đây cũng là một trong những mặt hàng được mọi người mua nhiều nhất. Gần đây mọi người có thể thấy rất nhiều hàng giả hàng nhái được cơ quan chức năng thu dữ với quá trình sản xuất tinh vi, khiến người tiêu dùng không thể nhận biết được đâu là hàng thật và đâu là hàng giả.
Vậy nên quá trình kiểm tra chất lượng mỹ phẩm luôn chặt chẽ, đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng. Oceanlaw tư vấn cho khách hàng về quy định kiểm tra chất lượng mỹ phẩm như sau :

Theo điều 41 về kiểm tra chất lượng mỹ phẩm:

1) Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra chất lượng mỹ phẩm

  • Cơ quan tại trung ương là Cục quản lý dược – Bộ y tế. Cục quản lý dược có thẩm quyền kiểm tra trên phạm vi toàn quốc. Khi tiến hành kiểm tra chất lượng mỹ phẩm thì cục quản lý dược sẽ phối hợp với Thanh tra bộ ý tế, viện kiểm nghiệm, Sở y tế triển khai giám sát các hoạt động về hậu mại đối với sản phẩm mỹ phẩm.
  • Cơ quan kiểm cha chất lượng mỹ phẩm tại Địa phương là Sở y tế tỉnh, thành phố. Sở Y tế các tỉnh, thành phố Trung ương tổ chức triển khai các hoạt động về hậu mại đối với mỹ phẩm sản xuất trong nước, mỹ phẩm nhập khẩu lưu thông trên địa bàn và xử lý các vấn đề về chất lượng mỹ phẩm theo quy định của pháp luật. Theo dõi, thống kê tình hình quản lý chất lượng mỹ phẩm tại địa phương.
2) Hệ thống kiểm nghiệm của nhà nước về mỹ phẩm như sau :
  • Đối với Trung ương : Viện kiểm nghiệm thuốc trung ương, Viện kiểm nghiệm thuốc trực thuộc thành phố;
  • Đối với Địa Phương : Trung tâm kiểm nghiệm thuốc và mỹ phẩm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

3) Người đứng đầu cơ quan kiểm nghiệm về chất lượng mỹ phẩm sẽ là người chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra chất lượng mỹ phẩm trước pháp luật.

Tham khảo thêm:

Hình thức kiểm tra, thanh tra

   – Theo điều 42 quy định như sau :

  •  Kiểm tra, thanh tra định kỳ : Cơ quan nahf nước có thẩm quyền sẽ thông báo cho đơn vị để kiểm tra chuẩn bị về việc thanh tra trước khi tiến hành hoạt động kiểm tra, thanh tra;
  • Trường hợp kiểm tra, thanh tra đột suât : Khi phát hiện những sản phẩm chưa đạt yêu cầu về chất lương, không tuân thủ theo quy định lưu thông trên thị trường… Cơ quan chức năng sẽ có thẩm quyền kiểm tra , thanh tra mà không cần báo trước với cơ sở sản xuất, kinh doanh đó.

quy-trinh-kiem-tra-chat-luong-my-pham

Nội dung kiểm tra, thanh tra1) Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về sản xuất, buôn bán mỹ phẩm:

  • Kiểm tra về ghi nhãn mỹ phẩm;
  • Hồ sơ thông tin về sản phẩm đó theo quy định của ASEAN;
  • Quảng cáo mỹ phẩm;
  • Kiểm tra cơ sở có tuân thủ nguyên tắc, tiêu chuẩn không;
2) Kiểm tra, thanh tra giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về chất lượng và nội dung có liên quan
3) Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện thông báo thu hồi mỹ phẩm theo quy định (nếu có).

Thứ tự ưu tiên trong kiểm tra giám sát hậu mại

Việc kiểm tra, thanh tra giám sát hậu mại mỹ phẩm cần tập trung tại các đơn vị nhập khẩu, phân phối, sản xuất. Thứ tự ưu tiên trong việc kiểm tra giám sát hậu mại mỹ phẩm dựa vào loại sản phẩm, nguồn gốc xuất xứ, nhãn hàng, thương hiệu công ty, thành phần công thức sản phẩm theo hướng dẫn của ASEAN về kiểm tra giám sát hậu mại (Phụ lục số 08-MP).
Khách hàng có thăc mắc về quy trình kiểm tra chất lượng mỹ phẩm của cơ quan có thẩm quyền, hay thủ tục công bố mỹ phẩm liên hệ đến văn phòng Oceanlaw để được chúng tôi tư vấn, hỗ trợ khách hàng.