Tiêu chuẩn HACCP là gì ?

0
1596
tiêu chuẩn HACCP

Công nghệ hiện đại phát triển, những quy trình chế biến trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Bên cạnh đó cũng có rất nhiều sản phẩm thực phẩm được đưa ra thị trường ồ ạt gây ra nỗi lo cho nhiều người dân về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.

Để đảm bảo được chất lượng, tiêu chuẩn HACCP đã ra đời giúp doanh nghiệp kiểm soát được giới hạn của các mối nguy hại trong quá trình chế biến và sản xuất thực phẩm.

Tiêu chuẩn HACCP là gì ?

  • Là hệ thống quản lý mang tính phòng ngừa nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm thông qua nhận biết mối nguy, thực hiện các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát tại các điểm tới hạn ;
  • Hệ thống được áp dụng trong tất cả các ngành sản xuất thực phẩm và đồ uống, trong việc phân phối và bán sản phẩm. Hệ thống này có thể được áp dụng cho các sản phẩm đang tiêu thụ trên thị trường cũng như cho các sản phẩm mới.

Đối tượng áp dụng tiêu chuẩn HACCP:

  • Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thủy sản, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi…;
  • Các cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm, khu chế xuất, thức ăn công nghiệp;
  • Cơ sở dịch vụ ăn uống, nhà hàng, khách sạn và các tổ chức hoạt đông liên quan đến thực phẩm.

Những lợi ích khi áp dụng HACCP:

  • Với doanh nghiệp : nâng cao uy tín, tăng độ cạnh tranh sản phẩm so với đối thủ ;
  • Với người tiêu dùng : giảm thiểu tối đa bệnh tât, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ;
  • Với ngành công nghiệp: tăng khả năng cạnh tranh và tiếp thị; giảm chi phí do giảm sản phẩm hỏng và phải thu hồi;
  • Với nhà nước: cải thiện sức khỏe cộng đồng, nâng cao hiệu quả và kiểm soát thực phẩm; giảm chi phí cho sức khỏe cộng đồng.

Các bước thực hiện tiêu chuẩn HACCP cho đơn vị doanh nghiệp:

  • Cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện thực hiện HACCP như yếu tố lãnh đạo, yếu tố con người, và xây dựng kết cấu hạ tầng cho đơn vị mới có thể áp dụng HACCP một cách có hiệu quả;
  • 12 bước xây dựng HACCP :
    • Thành lập nhóm HACCP;
    • Miêu tả về sản phẩm thực phẩm của đơn vị
    • Xác nhận phương pháp sử dụng thực phẩm;
    • Trình bày sơ đồ về quá trình chế biến thực phẩm của đơn vị;
    • Rà soát, đối chiếu kiểm tra tại nhà máy với quy trình chế biến thực phẩm ;
    • Nhận diện mối nguy;
    • Xác định điểm kiểm soát tới hạn (CCP – Critical Control Points);
    • Xác định giới hạn tới hạn cho mỗi CCP;
    • Thiết lập thủ tục giám sát CCP;
    • Thiết lập kế hoạch khắc phục ;
    • Xây dựng thủ tục kiểm tra hệ thống;
    • Thiết lập thủ tục lưu trữ hồ sơ.

>> Tham khảo thêm: