Quy định ghi nhãn hàng hóa sản phẩm

0
1330
quy-dinh-ghi-nhan-hang-hoa-san-pham1

Ghi nhãn hàng hóa thực phẩm cũng cần những nguyên tắc nhất định, đặc biệt là những sản phẩm liên quan đến các sản phẩm thực phẩm, dược phẩm và sản phẩm dành cho trẻ nhỏ.

Nhiều doanh nghiệp mới đang gặp nhiều khó khăn trong quá trình ghi nhãn sản phẩm. Oceanlaw với hơn 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực công bố chất lượng sản phẩm, dịch nhãn, ghi nhãn cho khách hàng chia sẻ tới bạn đọc một số quy định ghi nhãn hàng hóa sản phẩm.

Nội dung cần có trong nhãn sản phẩm hàng hóa:

Nghị định 43/2017 quy định:

  • Tên hàng hóa;
  • Xuất xứ hàng hóa;
  • Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;
  • Những nội dung khác tùy vào tính chất loại hàng hóa.

Đặc điểm của nhãn hàng hóa:

  • Vị trí:
    • Có thể quan sát nhận biết được dễ dàng, đầy đủ các nội dung quy định của nhãn mà không phải tháo rời các chi tiết, các phần của hàng hóa;
    • Trường hợp không được hoặc không thể mở bao bì ngoài thì trên bao bì ngoài phải có nhãn và nhãn phải trình bày đầy đủ nội dung bắt buộc;
  • Màu sắc, hình ảnh nhãn sản phẩm:
    • Màu sắc của chữ, chữ số, hình vẽ, hình ảnh, dấu hiệu, ký hiệu ghi trên nhãn hàng hóa phải rõ ràng;
    • Đối với những nội dung bắt buộc theo quy định thì chữ, chữ số phải có màu tương phản với màu nền của nhãn hàng hóa;
  • Ngôn ngữ trình bày:
    • Tên quốc tế hoặc tên hoa học kèm theo công thức hóa học, công thức cấu tạo hóa chất;
    • Ngôn ngữ cần được dịch ra tiếng Việt (phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn).

Trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa:

  • Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa kể cả nhãn phụ phải bảo đảm ghi nhãn trung thực, rõ ràng, chính xác, phản ánh đúng bản chất của hàng hóa;
  • Hàng hóa sản xuất để lưu thông trong nước thì tổ chức, cá nhân sản xuất phải chịu trách nhiệm thực hiện ghi nhãn hàng hóa;
  • Trong trường hợp tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa yêu cầu tổ chức, cá nhân khác thực hiện việc ghi nhãn thì tổ chức, cá nhân đó vẫn phải chịu trách nhiệm về nhãn hàng hóa của mình;
  • Trong trường hợp hàng hóa xuất khẩu không xuất khẩu được hoặc bị trả lại, đưa ra lưu thông trên thị trường thì tổ chức, cá nhân đưa hàng hóa ra lưu thông phải ghi nhãn theo quy định của Nghị định này;
  • Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà nhãn gốc không phù hợp với quy định của Nghị định này thì tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải ghi nhãn phụ theo quy định tại khoản 3 Điều 7 và các khoản 3, 4 Điều 8 của Nghị định này khi đưa ra lưu thông và phải giữ nguyên nhãn gốc.

>> Tham khảo thêm: Đăng ký lưu hành thực phẩm