Xin giấy phép vận tải hà nội

0
2388
Xin giấy phép vận tải hà nội

Trong một xã hội phát triển thì giao thông trong đó có vận tải (hàng hóa và hành khách) luôn là một trong những ngành nghề có tốc độ phát triển nhanh và bền vững.

Đặc biệt tại Hà Nội là trung tâm kinh tế chính trị của nhà nước, vì vậy nhu cầu vận tai cấp thiết hơn bao giờ hết, số doanh nghiệp đăng ký hoạt động trong lĩnh vực vận tải tại Hà Nội không ngừng tăng lên hàng năm. Vậy, pháp luật quy định như thế nào về việc kinh doanh ngành nghề này? Xin giấy phép vận tải tại Hà Nội như thế nào? Oceanlaw giải đáp một số vướng mắc cụ thể:

Hà Nội là địa phương có số doanh nghiệp vận tải đăng ký hoạt động lớn

Quy định pháp luật về kinh doanh vận tải

Quy định đối với xe ô tô vận tải hành khách theo hợp đồng:

1. Có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô đối với những loại hình kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng.
2. Niêm yết: tên và số điện thoại của đơn vị kinh doanh vận tải ở phần đầu mặt ngoài hai bên thân xe hoặc hai bên cánh cửa xe.

Niêm yết ở vị trí lái xe dễ nhận biết khi điều khiển phương tiện khẩu hiệu: “Tính mạng con người là trên hết” theo mẫu quy định.

3. Số lượng, chất lượng, cách bố trí ghế ngồi trong xe phải đảm bảo đúng theo thiết kế của xe.

4. Trên xe có trang bị dụng cụ thoát hiểm, bình chữa cháy còn sử dụng được và còn hạn theo quy định.

5. Có phù hiệu “XE HỢP ĐỒNG” theo mẫu quy định.

Quy định đối với xe vận tải hành khách theo tuyến cố định:

1. Có giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô đối với loại hình kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định.

2. Niêm yết trên xe.

a) Niêm yết ở phía trên kính trước: điểm đầu, điểm cuối của tuyến.

b) Niêm yết ở mặt ngoài hai bên thân xe hoặc hai bên cánh cửa xe: tên và số điện thoại của đơn vị kinh doanh vận tải.

c) Niêm yết ở trong xe: biển số xe, giá vé, hành trình chạy xe, dịch vụ phục vụ hành khách trên hành trình, khối lượng hành lý miễn cước, số điện thoại đường dây nóng của đơn vị kinh doanh vận tải, Sở Giao thông vận tải nơi cấp phù hiệu. Ở vị trí lái xe dễ nhận biết khi điều khiển phương tiện, niêm yết khẩu hiệu : “Tính mạng con người là trên hết” theo mẫu quy định tại Phụ lục 10 của Thông tư này.

3. Số lượng, chất lượng, cách bố trí ghế ngồi, giường nằm trong xe phải đảm bảo đúng theo thiết kế của xe và được đánh số thứ tự lớn dần từ phía trước đến phía sau xe.

4. Trên xe phải trang bị dụng cụ thoát hiểm, bình chữa cháy còn sử dụng được và còn hạn theo quy định.

5. Có phù hiệu “XE CHẠY TUYẾN CỐ ĐỊNH” theo mẫu quy định.

6. Trong cùng một thời điểm, mỗi xe chỉ được đăng ký và khai thác tối đa 02 tuyến vận tải hành khách cố định, các tuyến này được phép nối tiếp nhau (có bến đến là bến đi của tuyến tiếp theo).

7. Xe ô tô phải có mặt tại bến xe trước giờ xe xuất bến tối thiểu 10 phút để thực hiện công tác kiểm tra an toàn kỹ thuật và các tác nghiệp khác tại bến xe theo quy trình bảo đảm an toàn giao thông theo quy định.

Quy định đối với xe taxi:

1. Có giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô đối với loại hình kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi.

2. Niêm yết

a) Hai bên cánh cửa xe: tên, số điện thoại và biểu trưng (logo) của doanh nghiệp, hợp tác xã.

b) Trong xe: bảng giá cước tính tiền theo kilômét, giá cước tính tiền cho thời gian chờ đợi và các chi phí khác (nếu có) mà hành khách phải trả. Niêm yết ở vị trí lái xe dễ nhận biết khi điều khiển phương tiện khẩu hiệu: “Tính mạng con người là trên hết” theo mẫu quy định.

3. Trên xe có trang bị bình chữa cháy còn sử dụng được và còn hạn theo quy định.
4. Phù hiệu và hộp đèn của xe taxi

a) Có phù hiệu xe taxi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định riêng đối với các đơn vị thuộc địa phương quản lý hoặc theo mẫu phù hiệu “XE TAXI” theo quy định.

Phù hiệu riêng phải có tem chống giả và kích thước thống nhất theo mẫu quy định. Địa phương tự in ấn, phát hành và thông báo mẫu phù hiệu riêng về Tổng cục Đường bộ Việt Nam trước khi thực hiện.

b) Có hộp đèn với chữ “TAXI” gắn trên nóc xe, hộp đèn phải được bật sáng khi xe không có khách và tắt khi trên xe có khách.

4. Có đồng hồ tính tiền cước đã được cơ quan có thẩm quyền kiểm định và kẹp chì. Từ 01 tháng 7 năm 2016, xe phải có thiết bị in hóa đơn kết nối với đồng hồ tính tiền cước.

Quy định đối với xe ô tô vận tải khách du lịch:

1. Có giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô đối với loại hình kinh doanh vận tải khách du lịch bằng xe ô tô.
2. Niêm yết: tên và số điện thoại của đơn vị kinh doanh vận tải ở phần đầu mặt ngoài hai bên thân xe hoặc hai bên cánh cửa xe.
Niêm yết ở vị trí lái xe dễ nhận biết khi điều khiển phương tiện khẩu hiệu: “Tính mạng con người là trên hết” theo mẫu quy định.
3. Số lượng, chất lượng, cách bố trí ghế ngồi trong xe phải đảm bảo đúng theo thiết kế của xe.
4. Trên xe có trang bị dụng cụ thoát hiểm, bình chữa cháy còn sử dụng được và còn hạn theo quy định.
5. Có biển hiệu “XE VẬN TẢI KHÁCH DU LỊCH” theo quy định.

Quy định về xe ô tô vận tải hàng hoá:

1. Niêm yết các thông tin theo quy định.
2. Vị trí niêm yết thông tin

a) Đối với xe ô tô tải, xe đầu kéo: niêm yết ở mặt ngoài hai bên cánh cửa buồng lái.
b) Đối với rơ moóc, sơ mi rơ moóc có thùng chở hàng: niêm yết ở mặt ngoài hai bên thùng xe.
c) Đối với rơ moóc, sơ mi rơ moóc không có thùng chở hàng: niêm yết thông tin trên bảng bằng kim loại được gắn với khung xe tại vị trí dễ quan sát bên cạnh hoặc phía sau.

3. Xe ô tô vận tải hàng hóa phải có kích thước thùng xe đúng theo Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

4. Trên xe có trang bị bình chữa cháy còn sử dụng được và còn hạn sử dụng theo quy định.

5. Xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ phải có phù hiệu “XE CÔNG-TEN-NƠ” theo mẫu quy định.

6. Xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa phải có phù hiệu “XE TẢI” theo mẫu quy định.

7. Xe có phù hiệu “XE CÔNG-TEN-NƠ” được vận chuyển công-ten-nơ và hàng hóa khác. Xe có phù hiệu “XE TẢI” không được vận chuyển công-ten-nơ.

Xin giấy phép vận tải tại Hà Nội như thế nào?

Để xin giấy phép kinh doanh vận tải tại Hà Nội. Quý khách liên hệ với Luật Oceanlaw. Đội ngũ chuyên viên luật nhiều năm kinh nghiệm của chúng tôi sẽ tư vấn và hoàn thiện thủ tục giúp bạn:

  • Tư vấn mọi vấn đề liên quan cho khách hàng trước khi xin giấy phép kinh doanh dịch vụ vận tải;
  • Soạn toàn bộ hồ sơ xin giấy phép kinh doanh dịch vụ vận tải;
  • Đại diện nộp hồ sơ xin giấy phép kinh doanh dịch vụ vận tải;
  • Đại diện nộp phí, lệ phí xin giấy phép kinh doanh dịch vụ vận;
  • Theo dõi hồ sơ, sửa đổi bổ sung nếu cần;
  • Nhận kết quả và bàn giao cho khách hàng;
  • Tư vấn các vấn đề liên quan sau khi có giấy phép kinh doanh dịch vụ vận tải.
Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí và có giấy phép kinh doanh vận tải tại Hà Nội sớm nhất qua Hotline 0904 445 449.