Đăng ký nội dung quảng cáo thực phẩm

0
1197
dang-ky-noi-dung-quang-cao-thuc-pham

Sau khi công bố chất lượng thực phẩm, lựa chọn hình thức quảng cáo vô cùng quan trọng giúp sản phẩm được mọi người biết đến rộng rãi hơn.

Đăng ký nội dung quảng cáo thực phẩm là một trong những việc làm cơ bản đầu tiên khi doanh nghiệp tiến hành xin giấy phép quảng cáo sản phẩm.

Các thực phẩm phải đăng ký nội dung trước khi quảng cáo gồm:

  • Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt;
  • Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi không thuộc trường hợp cấm quảng cáo quy định tại Điều 7 của Luật quảng cáo.

Những lưu ý khi đăng ký nội dung quảng cáo thực phẩm:

  • Nội dung quảng cáo phải phù hợp với công dụng, tác dụng của sản phẩm đã được công bố trong bản công bố sản phẩm;
  •  Không sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế, thư cảm ơn của người bệnh, bài viết của bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế để quảng cáo thực phẩm.
  • Với thực phẩm bảo vệ sức khỏe:
    • Phải có khuyến cáo “Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”; chữ viết phải rõ ràng, có màu tương phản với màu nền;
    • Quảng cáo trên báo nói, báo hình phải đọc rõ khuyến cáo theo quy định tại điểm a khoản này.

Hồ sơ đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo:

  • Đơn đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo (Mẫu số 10 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định);
  • Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
  • Mẫu nhãn sản phẩm (bản có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
  • Đối với quảng cáo trên báo nói, báo hình:
    • Kịch bản dự kiến quảng cáo;
    • Nội dung dự kiến quảng cáo ghi trong đĩa hình, đĩa âm thanh;
  •  Đối với quảng cáo trên các phương tiện khác: ma két (mẫu nội dung) dự kiến quảng cáo (bản có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
  • Chi tiết bảng thành phần (nồng độ % và tính năng sản phẩm);
  • Tài liệu khoa học chứng minh;

*Lưu ý: Các tài liệu trong hồ sơ đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo phải được thể hiện bằng tiếng Việt; trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng.

Trình tự thực hiện quảng cáo sản phẩm thực phẩm:

  • Bước 1: Gửi hồ sơ đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo đến cơ quan cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm;
  • Bước 2: Thẩm định hồ sơ:
    • Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét hồ sơ và trả kết quả theo Mẫu số 11 Phụ lục I ban hành;
    • Các cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo có trách nhiệm thông báo công khai tên, sản phẩm của tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo sản phẩm thực phẩm trên trang thông tin điện tử (website) của mình và cơ sở dữ liệu về an toàn thực phẩm (nếu hồ sơ hợp lệ;
    • Hoàn thiện phí thẩm định hồ sơ tại cơ quan tiếp nhận;
  • Bước 3: Tổ chức, cá nhân có sản phẩm quảng cáo; tổ chức, cá nhân phát hành quảng cáo chỉ được tiến hành quảng cáo sản phẩm đã được cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo và chỉ được quảng cáo phù hợp với nội dung đã được xác nhận.

>> Tham khảo thêm: Những lưu ý khi quảng cáo thực phẩm chức năng