Nguyên tắc lấy mẫu mỹ phẩm kiểm nghiệm:
Tên mỹ phẩm,số lô sản xuất, ngày lấy mẫu, địa điểm lấy mẫu, ghi chép về những bất thường của quá trình lấy mẫu, tên và chữ ký của người lấy mẫu, đại diện cơ sở được lấy mẫu, người chứng kiến (khi cần thiết).
Biên bản được làm thành 03 bản: một bản lưu tại cơ sở được lấy mẫu, một bản lưu tại cơ quan kiểm nghiệm, một bản lưu tại cơ quan quản lý kiểm tra chất lượng mỹ phẩm.
Xem thêm:
Quyền hạn và trách nhiệm của người lấy mẫu
- Xuất trình thẻ thanh tra, kiểm soát viên chất lượng hoặc những giấy tờ liên quan của người đứng đầu cơ quan kiểm tra chất lượng cấp, khi thi hành nhiệm vụ.
- Cơ sở sản xuất phải có những giấy tờ, hồ sơ, tài liệu liên quan đến nguồn gốc, số lượng, chất lượng của mỹ phẩm được lấy mẫu khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu. Cơ quan có thẩm quyền phải có phương án lấy mẫu, mẫu mỹ phẩm được lấy từ lô mỹ phẩm, số lượng lô mỹ phẩm.
- Kiểm tra, lấy mẫu bất kỳ bao gói nào trong lô mỹ phẩm khi có nghi ngờ về chất lượng, tính an toàn của sản phẩm.
- Người lấy mẫu sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật về quy trình lấy mẫu , cùng thủ tục pháp lý trong quá trình lấy mẫu, cho đến quá trình cho cơ quan có thẩm kiêm nghiêm;
- Sau khi chuyên viên lấy mẫu sẽ chuyển các mẫu kèm theo biên bản bàn giao cho cơ quan kiểm nghiệm. Trường hợp đặc biệt, thì có thể gửi mẫu kiểm nghiệm qua đường bưu điện.
- Mẫu mỹ phẩm được lấy phải được bảo quản phù hợp, theo đúng quy định, không làm hư hỏng mỹ phẩm, đỗ vỡ trong quá trình vận chuyển;
Kết luận kết quả kiểm tra chất lượng các mẫu mỹ phẩm
Các mẫu mỹ phẩm được cơ quan có thẩm quyền kiểm định chất lượng lấy mẫu đảm bảo tính đại diện cho lô mỹ phẩm và được phâm tích tại phòng thử nghiệm. Từ đó sẽ có kết quả , giá trị pháp lý đối với toàn bộ lô mỹ phẩm.
Mẫu mỹ phẩm do chính tổ chức, cá nhân gửi đến cơ quan kiểm tra chất lượng xác định, thì chỉ có giá trị pháp lý đối với mẫu mỹ phẩm đã gửi đến.
Mọi thông tin về công bố mỹ phẩm, kiểm tra mỹ phẩm trong nước và mỹ phẩm nhập khẩu khách hàng liên hệ đến Oceanlaw, để được tư vấn hỗ trợ tốt nhất.